Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh

tháng 5 27, 2022

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lệch đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây nên những cơ đau đớn, khó chịu, từ đó hình thành nên bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa người mắc trong những năm gần đây với biến chứng khó lường. Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

  • Do vận động hoặc lao động quá sức, tính chất công việc thường xuyên mang vác nặng sai tư thế sẽ rất dễ lệch đĩa đệm, trượt đĩa đệm gây ra thoát vị đĩa đệm.

  • Do chấn thương khi làm việc, chơi thể thao hay tai nạn, té ngã gây tổn thương và hư hại đĩa đệm trực tiếp.

  • Do tuổi tác: Tuổi tác là một nguyên nhân gây ra bệnh không thể tránh khỏi. Khi tuổi ngày 1 cao, cột sống và đĩa đệm không còn mềm mại như trước, khi hoạt động rất dễ gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Do di truyền hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh như cong gù cột sống, thoái hóa cột sống…

Ngoài ra còn những yếu tố khách quan làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm như:

  • Lạm dụng chất kích thích: Hút thuốc, uống rượu bia… cũng là những yếu tố gây nên bệnh.

  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng, lười vận động.

  • Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót sẽ làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

  • Cân nặng: Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng sức nặng cho cột sống, dễ tổn thương đĩa đệm.

  • Công việc: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, bê vác vật nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu, ít vận động đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.


Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm không còn là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nữa mà người trung niên, thậm chí là trẻ tuổi đều có nguy cơ gặp phải. Vì vậy không được chủ quan và hãy quan tâm đến sức khỏe của mình ngay bây giờ bằng các biện pháp sau:

  • Tập thể dục thường xuyên, chơi những môn thể thao vừa sức như: bơi lội, yoga, đi bộ,... sẽ giúp tăng độ dẻo dai của các khớp và cột sống.

  • Hạn chế mang vác nặng, nếu mang phải thực hiện đúng tư thế và không được quá sức.

  • Sử dụng nệm có thể giữ cho cột sống thẳng, sử dụng gối vừa tầm.

  • Chế độ ăn uống đảm bảo đủ Canxi và Vitamin D cần thiết cho xương, bổ sung thêm các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12 và Chondroitin Sulfate nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

  • Hạn chế đi giày cao gót.

  • Ngồi làm việc đúng tư thế, giữ thẳng lưng. Đứng dậy đi lại và vận động sau khoảng 1 - 2 giờ để hoạt động cột sống và các khớp.

  • Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ để đĩa đệm được phục hồi kịp thời, tránh tình trạng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sau này.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. 

Tập thể dục thường xuyên có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm giống như một bộ phận giảm xóc của cơ thể, giúp các khớp được hoạt động trơn tru. Một khi đĩa đệm bị tổn thương, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của người bệnh và khó có thể trị dứt điểm hoàn toàn. Vì vậy chúng ta nên có một lối sống lành mạnh để hệ xương khớp cũng như các đĩa đệm được khỏe mạnh, góp phần đẩy lùi căn bệnh này ra khỏi cộng đồng.

ĐĂNG KÝ KHÁM TRỰC TUYẾN

Giảm ngay 30% phí điều trị cho 50 người đăng kí đầu tiên

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?