Làm thế nào để nhận biết các giai đoạn thoát vị đĩa đệm?

tháng 5 30, 2022

Cũng giống như những bệnh xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh mãn tính. Khi người bệnh mắc phải sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Tuy hiện nay, thoát vị đĩa đệm đang là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, nhưng không phải ai cũng biết hết các giai đoạn của bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có mấy giai đoạn?

Thoát vị đĩa đệm có 4 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu là giai đoạn thích hợp nhất để điều trị. Tuy nhiên, ở 2 giai đoạn này triệu chứng giống với mệt mỏi hay những bệnh xương khớp thông thường nên người bệnh thường chủ quan. Vì thế, khi người bệnh phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4 cho nên quá trình điều trị sẽ rất khó khăn và khó có thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Dưới đây là 4 giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn phình đĩa đệm: Đây là giai đoạn đầu tiên. Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm phình to hơn với kích thước bình thường dẫn đến các chức năng của đĩa đệm suy giảm. Sự lớn lên của đĩa đệm đến một mức độ nhất định sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra những cơn đau dây thần kinh nên rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau mỏi thông thường. 

  • Giai đoạn lồi đĩa đệm: Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm thấy đau vùng đĩa cục bộ với những cơn đau dữ dội. Cơn đau ở giai đoạn lồi đĩa đệm có thể bắt đầu ở khu vực lưng dưới rồi lan xuống vùng hông và hai chân. Lúc này nhân nhầy cũng đã có xu hướng thoát ra ngoài, lượng nhân nhầy thoát ra càng nhiều sẽ gia tăng những cơn đau ở chân. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải tình trạng di chuyển lệch sang một bên trái hoặc phải, gây mất thẩm mỹ và khó khăn khi vận động. 

  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ: Lúc này, bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn bám với nhau thành 1 khối, chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội, tê bì, khiến người bệnh hạn chế vận động. Thoát vị thực thụ là giai đoạn tương đối nguy hiểm trong các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.

  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Giai đoạn này là giai đoạn bệnh đã thực sự rõ ràng, các nhân nhầy đã thoát hết ra ngoài và tách rời hoàn toàn chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, mất chức năng kiểm soát đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.

4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm

Nhận biết các giai đoạn thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?

Để nhận biết người bệnh đang ở giai đoạn nào của thoát vị, trước tiên các bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng dựa trên những triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán cận lâm sàng(chẩn đoán hình ảnh), giúp nhìn rõ hơn tình trạng đĩa đệm và vùng thoát vị. Cụ thể như sau:

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng:

  • Đau cổ, lưng, tay, chân, tê bì, châm chích như kiến cắn, đau tăng dần cả khi đứng, rặn, hắt hơi.

  • Mất phản xạ dựng lông.

  • Rối loạn đại tiểu tiện.

  • Thay đổi thứ phát: Phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch.

  • Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ.

  • Dây thần kinh hông to.

  • Nghiêng người về một bên để vẹo cột sống thì thấy bớt đau.

  • Dấu hiệu chuông bấm: ấn vào vùng thắt lưng thấy đau lan xuống chi dưới.

Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Chụp X quang: Xác định vị trí thoát vị đĩa đệm thông qua xem xét hình ảnh chụp X-quang như: lệch, vẹo cột sống; hẹp khoang gian đốt sống; mất ưỡn cột sống,... 

  • Chụp cộng hưởng từ(MRI): Là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác và hiện đại nhất trong số các phương pháp chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này giúp xác định được hình thái của thoát vị, số tần và vị trí thoát vị.

  • Chụp cắt lớp vi tính kết hợp với chụp bao rễ phản quang: Xác định được mức độ, vị trí của thoát vị. Tuy nhiên với sự phát triển và phổ biến của chụp MRI, phương pháp này ít được sử dụng. Đa số áp dụng cho bệnh nhân nghi ngờ mắc thoát vị đĩa đệm và những bệnh nhân không thể chụp MRI.

Dựa vào các phương pháp chẩn đoán trên, bệnh nhân sẽ biết được tình trạng bệnh lý của mình đang ở mức độ nào, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị hợp lý.


>>> Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

ĐĂNG KÝ KHÁM TRỰC TUYẾN

Giảm ngay 30% phí điều trị cho 50 người đăng kí đầu tiên

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?