Dấu hiệu nhân biết bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

tháng 6 06, 2022

Nhiều bệnh nhân chủ quan và nhầm lẫn các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cổ gây ra là những cơn đau nhức thông thường dẫn đến khi đi khám thì mới phát hiện ra và bệnh đã trở nên nghiêm trọng. 

1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và triệu chứng

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể không giống nhau ở từng trường hợp bệnh nhân khác nhau. Vì vậy cần nắm rõ các triệu chứng đặc trưng của thoát vị đĩa đệm cổ sau đây:

  • Đau nhức vùng gáy: Các dây thần kinh bị chèn ép do dịch thoát ra khỏi bao hoạt dịch, ban đầu sẽ có những cơn đau ở 1 đến 2 đốt sống cổ hoặc là đau dọc cả vùng gáy.

  • Đau nhức lan rộng: Cơn đau ban đầu xuất hiện ở vùng cổ và sau 1 thời gian sẽ lan ra các vị trí khác của cơ thể như đầu, ngực, cánh tay, bả vai và gây ra hội chứng cổ vai cánh tay.
  • Đau nhức theo cường độ: Các cơn đau vùng cổ không đồng nhất, thất thường với mức độ đau khác nhau, có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng. Mức độ tăng lên khi hoạt động nhiều vùng cổ như nghiêng đầu, cúi đầu, ngẩng đầu, hắt hơi, ho…
  • Hạn chế khả năng hoạt động: Khi cử động cổ hoặc cánh tay sẽ bị hạn chế, gây cứng cổ và khó đưa tay ra sau lưng hoặc giơ lên cao. Khi bị nặng có thể dẫn đến tê liệt vùng cổ và tay.
  • Gây yếu cơ: Khi đĩa đệm bị thoát vị nghiêm trọng và chèn ép tủy sống, chân và tay sẽ bị yếu đi, người bệnh không thể đi đứng vững. Khi làm việc nặng, gắng sức, các cơ sẽ bị rung lên, gây cảm giác mệt mỏi khó chịu. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị bại liệt.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây bại liệt

2. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ để điều trị kịp thời

Để chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bác sĩ thường thực hiện các bước như sau:

Kiểm tra lịch sử y tế: Bệnh nhân khai báo các thông tin về lịch sử y tế của mình bao gồm các tình trạng bệnh lý mãn tính, chấn thương hoặc tiền sử đau lưng, cổ.

Khám lâm sàng: Dựa vào những triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể sờ cổ hoặc các khu vực sưng đau để kiểm tra dấu hiệu sưng hoặc phình to bất thường. Ngoài ra người bệnh thực hiện một số hành động để kiểm tra khả năng vận động của cổ, cánh tay bao gồm phản xạ, tê hoặc yếu các cơ.

Bác sĩ chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm cổ

Khám cận lâm sàng(Xét nghiệm hình ảnh):

  • Chụp X quang: Xác định ban đầu trục cột sống, hình dạng thân đốt, khe khớp, gai xương, độ cong sinh lý… của cột sống cổ.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Sử dụng khi thoát vị đĩa đệm đi kèm thoái hoá đốt sống cổ.
  • Chụp đĩa đệm: Đánh giá được trực tiếp hình dáng cấu trúc bên trong đĩa đệm, do đó biết được tổn thương cụ thể của đĩa đệm, các thể bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Chụp tủy cản quang: Xác định được sự chèn ép từ xương, đĩa đệm, rễ thần kinh, u, viêm dính của cột sống cổ.
  • Chụp cộng hưởng từ(MRI): MRI là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay chẩn đoán các bệnh lý cột sống tủy sống. Đặc biệt chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Phương pháp này giúp xác định được hình thái của thoát vị, số tần và vị trí thoát vị.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời và điều trị đúng cách thì dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như hẹp ống sống, thiếu máu não, tàn phế, hội chứng chèn ép tủy,…Vì vậy người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

ĐĂNG KÝ KHÁM TRỰC TUYẾN

Giảm ngay 30% phí điều trị cho 50 người đăng kí đầu tiên

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?